Trồng răng giả bao nhiêu tiền? Vì sao phải trồng răng giả?

October 12, 2022

Bệnh nhân mất răng trong thời gian dài sẽ bị tiêu xương hàm hoặc xương ổ răng, làm cho vùng xương chân răng bị tiêu biến đi. Nếu tình trạng này diễn biến xấu sẽ dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như là lệch khớp cắn và bị méo miệng. Cấy ghép răng giả là một trong những hướng xử lý tuyệt vời nhất để có thể tránh tình trạng tiêu xương. Vậy trồng răng giả là gì? Vì sao cần trồng răng giả và làm răng giả bao nhiêu tiền? Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay nhé!

1. Làm răng giả là gì? Vì sao nên trồng răng giả?

Trồng răng giả là công đoạn được thực hiện để có thể thay thế chiếc răng thật đã bị mất, bị tổn thương hoặc không thể khôi phục được thông qua các phương pháp nha khoa. Răng giả sẽ lấp đầy khoảng trống tại chỗ bị mất của răng thật bằng một hoặc nhiều răng giả (có thể là nhựa, kim loại, hay sứ…).

Bệnh nhân bị mất răng thì cần trồng răng giả kịp thời để đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh, dễ dàng trong lúc ăn uống sinh hoạt hàng ngày, phát âm một cách tốt nhất và hạn chế được tình trạng tiêu xương hàm hoặc các bệnh về răng như: mọc xô lệch, hóp má khiến da mặt bị nhão, lão hoá.

> Thông tin thêm: Tiêu xương hàm: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị

Trồng răng giả là gì? Lý do nên trồng răng giả?

2. Mất bao nhiêu tiền để trồng răng giả?

Với sự phát triển vượt bậc của ngành nha khoa kết hợp với những trang thiết bị tối tân thì đã cho ra đời nhiều phương pháp trồng răng giả phục vụ tối ưu nhu cầu của khách hàng. Trong đó có 3 hình thức làm răng giả phổ biến với chi phí như sau:

2.1. Làm răng với phương pháp hàm giả tháo lắp

Hàm răng giả tháo lắp gồm có 2 phần là: nướu giả được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa cứng và răng giả được làm bằng sứ hoặc kim loại. 2 bộ phận này sẽ được nối với nhau để tạo ra một hàm răng giả tháo lắp hoàn chỉnh, thay thế cho răng thật.

Ưu điểm:

- An toàn với sức khoẻ người sử dụng

- Thao tác tháo lắp thuận tiện, dễ dàng.

- Đảm bảo chức năng ăn nhai như hàm tự nhiên.

- Ít tốn kém

Nhược điểm:

- Dễ bị tuột ra và bất tiện khi ăn uống, nói chuyện.

- Phần móc hàm dễ bị lộ ra ngoài khi ăn hoặc nói chuyện gây mất thẩm mỹ

- Bất tiện đối với nhưng thực phẩm khó nhai, răng dễ vỡ, biến dạng khi ăn thực phẩm cứng.

- Dịch miệng ngấmvào hàm làm hơi thở có mùi

- Sử dụng một khoảng thời gian sẽ làm chỗ nướu mất răng bị sưng và kích ứng.

- Bất tiện do phải vệ sinh sau khi ăn uống

- Không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm

- Có tuổi thọ không cao, dưới 5 năm

Giá trồng răng bằng hàm giả tháo lắp

- Răng xương (Resine): 200.000 - 300.000 VNĐ

- Răng composite sứ: 500.000 - 1.000.000 VNĐ

- Hàm khung: 1.500.000 - 2.000.000 VNĐ/hàm

- Hàm nhựa dẻo: 2.000.000 - 3.500.000 VNĐ/hàm

- Hàm liên kết: 8.000.000 – 10.000.000 VNĐ/hàm

2.2. Làm răng bằng phương pháp cầu răng sứ

Cầu răng sứ là kỹ thuật tái tạo một hoặc nhiều răng mất cố định phổ biến hiện nay. Được tiến hành bằng việc mài 2 răng thật kề bên vị trí mất răng để làm trụ. Sau đó úp mão sứ lên các răng đã mài kèm thân răng sứ thay thế cho răng đã mất để phục hồi việc sinh hoạt và tính thẩm mỹ cho người bệnh.

Cầu răng sứ được làm từ 2 loại chính: cầu răng sứ hoàn toàn bằng sứ và cầu răng sứ kim loại.

Ưu điểm:

- Đảm bảo tính thẩm mỹ.

- Hoạt động ăn uống vượt trội hơn hàm giả tháo lắp.

- Đảm bảo sức khoẻ cho người bệnh.

Nhược điểm:

- Khó khăn trong việc thực hiện đối với răng cửa, răng nanh và răng hàm.

- Đây là phương pháp xâm lấn vì thế cần phải mài mòn răng liền kề, nếu mài không cẩn thận sẽ dễ gây tổn thương tủy răng và mòn men răng.

- Vẫn sẽ bị tiêu xương hàm.

- Trụ răng sẽ bị suy yếu sau một một thời gian.

- Chi phí cao nhưng độ bền ít (7-10 năm), phải làm lại nhiều lần.

Bảng giá trồng răng giả bằng hình thức cầu răng sứ

- Răng sứ kim loại: Ceramco III: 1tr - 1.2tr VNĐ

- Răng sứ Titan:: 2tr - 2.5tr VND

- Răng toàn sứ Emax: 4tr - 8tr VNĐ

- Răng toàn sứ Zirconia: 6tr - 7trVNĐ

- Răng toàn sứ Hi-Zirconia: 5tr -10tr VNĐ

- Mặt dán sứ Laminate: 7tr - 12tr VNĐ

2.3. Trồng răng giả bằng phương pháp cấy ghép Implant

Cấy ghép răng Implant là công đoạn cấy ghép chân răng bằng Titanium gắn chặt vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất, sau đó Bác sĩ sẽ tiến hành tái tạo hàm giả, răng sứ hoặc cầu răng lên trên, đảm bảo chúng không bị trượt hay dịch chuyển trong khoang miệng

Ưu điểm:

- Hạn chế được tình trạng tiêu xương hàm, chảy xệ khuôn mặt

- Tự nhiên như răng thật, đảm bảo thẩm mỹ cho người bệnh

- Không cần mài mòn răng, giảm nguy cơ bị mất thêm răng

- Hạn chế tối đa bệnh lý về nha khoa

- Độ bền chắc, tiện lợi trong sinh hoạt

- Tuổi thọ răng cao, lên tới 20 năm, sử dụng trọn đời nếu biết cách chăm sóc tốt

Nhược điểm:

- Giá cao dao động trung bình từ 13tr VND đến 36.5tr VND/1 theo từng loại răng

- Thời gian điều trị lâu hơn so với cầu răng sứ

Với phương pháp trồng răng Implant, nhiều người băn khoăn “Trồng 1 cái răng bao nhiêu tiền?” hoặc nếu trồng nhiều răng thì chi phí như thế nào? Theo đó, chi phí cấy ghép Implant gồm:

Chi phí trồng Implant = (Trụ Implant + Abutment chính hãng + Răng sứ) * Số lượng răng cần làm + Chi phí phát sinh.

Giá trụ Implant:

- Osstem - Hàn Quốc: 13tr - 16.5tr VNĐ

- Dentium - Mỹ: 16tr - 21tr VNĐ

- Tekka Global D - Pháp: 19.9tr- 25tr VNĐ

- Nobel CC - Mỹ; Straumann - Thụy Sĩ: 31tr - 32.9 tr VNĐ

- Nobel Active - Mỹ;Straumann SLActive - Thụy Sĩ: 29.75tr - 36tr VNĐ

Giá mão răng sứ trên trụ Implant

- TITAN (Mỹ): 2.4tr - 2.5tr VNĐ/Răng

- CERCON HT (Mỹ): 5tr - 6tr VNĐ/Răng

- LAVA (Mỹ):1.5tr - 8tr VNĐ/Răng

3. Nguyên nhân tác động đến chi phí làm răng giả

3.1. Kỹ thuật trồng răng

Chất liệu và quá trình điều trị của mỗi phương pháp trồng răng đều không giống nhau. Do đó có sự chênh lệch về giá giữa các phương pháp

Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền làm răng giả

3.2. Số răng cần làm

Số lượng răng bị mất càng nhiều thì số tiền trồng răng giả càng cao. Vì thế nếu có nhu cầu trồng răng, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khả năng tài chính cũng như tình trạng sức khỏe để có thể chọn được phương pháp tốt nhất với bản thân.

3.3. Tình trạng răng miệng

Người bệnh cần trị dứt điểm các bệnh về răng miệng trước khi bắt đầu trồng răng giả. Để có thể tránh được tình trạng bị nhiễm trùng và nâng cao tỷ lệ thành công của việc điều trị. Do đó khi thêm các chi phí chữa bệnh này vào thì tổng chi phí điều trị sẽ tăng lên.

Thêm vào đó, nếu tình trạng mất răng quá lâu, xương hàm không đủ tiêu chuẩn để đặt trụ Implant, thì phải tiến hành phương pháp nâng xoang, ghép xương hàm tùy từng trường hợp. Khi thực hiện quá trình này sẽ cộng thêm phí phụ thu.

> Bài viết cùng chủ đề: Nên ghép xương răng không?

3.4. Nha khoa làm răng răng

Với nhu cầu về khám và chữa bệnh nha khoa tăng cao như hiện tại thì cũng đồng nghĩa với việc các cơ sở nha khoa xuất hiện ồ ạt với đang dạng các mức giá dịch vụ khác nhau, chi phí của mỗi cơ sở sẽ dựa vào các yếu tố như: điều kiện cơ sở vật chất, trang máy móc thiết bị, và tay nghề bác sĩ.

Mong rằng với những thông tin trên đây đã trả lời cho bạn băn khoăn về vấn đề “Trồng răng giá bao nhiêu?”. Và có thể tìm ra được cơ sở nha khoa đáng tin cậy để khám và chữa bệnh.

> Bài viết xem nhiều: Trồng răng giả có đau không? Cách giảm đau hiệu quả

Related Posts

No items found.

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form