Ghép xương răng là gì? Có đau không?

October 12, 2022

Ghép xương răng là kỹ thuật phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không đủ mật độ xương để cấy ghép Implant, giúp bổ sung xương vào vị trí bị tiêu xương, tăng tỉ lệ thành công trong quá trình cấy ghép Implant.

1. Ghép xương răng là gì?

Ghép xương răng trong cấy ghép răng Implant là được biết đến là phương pháp đặt trực tiếp những miếng màng xương nhân tạo, vào vùng mô mềm vừa được ghép xương.

Ghép xương nhân tạo giúp khôi phục lại một hoặc cả phần xương hàm đã bị tiêu biến đi trong khoảng thời gian mất răng. Cải thiện cho răng cứng chắc hơn, mang lại tính thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Ngoài ra nó còn giúp tăng thể tích xương hàm để có thể dễ dàng tích hợp và nâng đỡ trụ Implant trong quá trình trồng răng mới.

Ghép xương hàm bằng Implant

Phương pháp ghép xương răng nhân tạo được phân làm 4 loại chính gồm: Ghép xương tổng hợp, ghép xương dị chủng, ghép xương răng đồng chủng và ghép xương răng tự thân.

2. Vì sao phải ghép xương răng?

Răng bị mất trong khoảng thời gian dài mà chưa trồng lại sẽ có thể dẫn đến tình trạng xương ổ răng bị tiêu hủy đến 50%. Đó là do nó không còn chịu được lực tác động từ chân răng trong hoạt động ăn nhai, làm cho mật độ và thể tích xương hàm suy giảm. Màng xương và xương hàm mỏng dần đi.

Việc sử dụng hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ lâu năm, cũng có thể làm cho nướu bị teo nhỏ lại.

Nhất là đối với những bệnh lý như: sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, bệnh nha chu... cũng có thể bị nhiễm trùng từ đó dẫn tới tiêu xương.

Đó là những trường hợp được bác sĩ chỉ định buộc phải ghép xương trước khi cấy Implant. Ghép xương răng được coi là một trong những kỹ thuật đảm bảo giữ trụ Implant bền lâu trong xương hàm và thúc đẩy xương hàm tái tạo lại các tế bào xương mới trong trường hợp xương bị mỏng hay tiêu nhiều, bằng cách cung cấp một lượng xương tương ứng vào chỗ xương bị khuyết.

Cùng với đó, nhiều trường hợp phục hình ở hàm răng trên có thể cần cần kết hợp với hình thức nâng xoang trong quá trình ghép Implant để khiến cho quá trình trồng răng Implant được thực hiện nhanh chóng nhất có thể.

3. Khi nào nên ghép xương?

Các trường hợp cần cấy ghép xương

Khi khách hàng mới bị mất răng hoặc phải nhổ răng do sâu răng, chấn thương,… sẽ được bác sĩ thường tư vấn để tiến hành phẫu thuật cấy xương răng để đảm bảo xương hàm sẽ không bị tiêu.

Tiêu xương ổ răng do mất răng lâu năm, mà xương ổ răng lại đảm nhận vai trò nâng đỡ và bao bọc chân răng. Do đó, lúc cấy ghép trụ Implant vào sẽ dẫn đến tình trạng Implant không còn chỗ đứng do ổ răng bị tiêu biến.

> Xem thêm: [Giải đáp] Mất răng bao lâu thì tiêu xương hàm?

Việc mang hàm giả về lâu dài sẽ dẫn đến việc xương hàm bị thiếu hụt và bị tiêu.

Xương hàm bị di chứng hoặc chấn thương do ảnh hưởng từ việc phẫu thuật răng hàm mặt dẫn đến việc biến đổi thể tích và cấu trúc xương hàm của răng.

Những đối tượng bẩm sinh có xương hàm mỏng, yếu nếu muốn trồng Implant thì phải cấy ghép xương răng để tăng dung tích xương.

Các bệnh về răng như viêm nha chu, viêm nướu, viêm tuỷ cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng và thể tích răng, khiến cho xương răng không đủ điều kiện để trồng Implant.

4. Ghép xương răng có nguy hiểm không?

Phương pháp ghép xương không đau vì có phần xương hàm nhân tạo được lắp vào vị trí xương tiêu biến giúp cho quá trình trồng Implant được bền vững và không hề gây đau đớn.

> Xem thêm: https://elitedental.com.vn/trong-rang-implant-co-nguy-hiem-khong.html

5. Lưu ý trước và sau khi ghép xương hàm

5.1 Trước khi ghép xương răng

Tìm kiếm nha khoa uy tín để điều trị. Nha khoa phải có những trang thiết bị, trang thiết bị hiện đại để có thể tìm ra được tình trạng xương hàm một cách chính xác nhất.

Nha sĩ thực hiện ghép xương phải là người có trình độ cao, kết hợp với nhiều năm kinh nghiệm giúp cho ca ghép xương diễn ra an toàn và tối ưu nhất có thể

Cần có tìm hiểu về vật liệu ghép xương để biết được nguồn gốc xương được ghép có rõ ràng và đảm bảo chất lượng hay không.

Cấm sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… từ 4 - 6 tuần trước khi bắt đầu ghép xương

Cần có cho mình một tâm lý thật thoải mái trước khi thực hiện ca phẫu thuật ghép xương hàm

5.2 Hậu ghép xương nhân tạo

Khi kết thúc ca phẫu thuật, đôi lúc người bệnh sẽ bị tình trạng tự động chảy máu răng, cần sử dụng băng gạc để cầm máu trong khoảng 30 phút đến khi máu ngừng chảy.

Tuyệt đối không được ăn nhai, khạc nhổ khi vừa mới phẫu thuật. Và một tuần sau phẫu thuật chỉ nên ăn những thức ăn mềm, nguội dễ nhai, tránh tiếp xúc với khu vực vết thương

Trong khoảng thời gian đầu sau khi ghép xương, chỗ vết thương sẽ bị sưng, đau và ê buốt. Bệnh nhân có thể chườm đá để giảm sưng, đau. Cộng với việc sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để tránh việc bị nhiễm trùng.

Từ thông tin được tổng hợp ở trên chắc các bạn cũng đã ít nhiều giải đáp được câu hỏi “Phẫu thuật ghép xương răng là gì? Có nên ghép xương không?”. Mong rằng từ những kiến thức trên sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về việc trồng răng và tìm được nha khoa uy tín để điều trị.

> Nội dung chi tiết: TẠI ĐÂY

Related Posts

No items found.

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form