Quy trình niềng răng được thực hiện như thế nào và có phức tạp không là thắc mắc của nhiều người khi có ý định niềng răng. Thông thường, tuỳ theo tình trạng răng mỗi người mà thời gian niềng răng có thể kéo dài từ 18 đến 24 tháng. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân sẽ được tiến hành nhiều bước niềng răng khác nhau.
1. Giới thiệu sơ lược về hình thức niềng răng
Niềng răng là phương pháp sử dụng khí cụ chuyên dụng như mắc cài, dây cung, thun cố định hay khay niềng trong suốt giúp đưa răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Giúp bệnh nhân giải quyết được các khiếm khuyết như răng lệch lạc, răng thưa hay thậm chí là những ca phức tạp như răng hô, móm,… Bên cạnh đó, niềng răng còn đảm bảo chức năng ăn uống, sinh hoạt và sự hài hòa của khớp cắn.

Với những công dụng và ứng dụng mà niềng răng mang lại, không khó hiểu khi niềng răng dần trở thành hình thức nắn chỉnh răng được ưa chuộng nhất ở thời điểm hiện tại. Khi y học đã đạt được những bước phát triển, niềng răng không chỉ đơn thuần là kỹ thuật dùng mắc cài kim loại hay sứ truyền thống như trước đây mà hiện nay còn có các loại niềng răng khác rất đa dạng và có nhiều cải tiến như: Mắc cài tự buộc, mắc cài mặt lưỡi, khay niềng trong suốt Invisalign.
>> Tham khảo: Niềng răng trong suốt có hiệu quả không? Review chi tiết
2. Quy trình niềng răng cụ thể được thực hiện như thế nào?
Một hành trình niềng răng sẽ mất từ từ 18 đến 24 tháng, tuy nhiên ở những trường hợp phức tạp sẽ tốn nhiều thời gian hơn, có khi lên đến 3 năm. Trong thời gian niềng răng, người bệnh sẽ trải qua nhiều bước khác nhau như:
Bước 1. Khám bệnh, tư vấn và chụp X quang răng
Việc đầu tiên trong quy trình niềng răng là kiểm tra răng và chụp phim X quang để bác sĩ có thể xác định được tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Cụ thể là răng đang bị thưa, hô, móm, vẩu, khớp cắn ngược, mọc lệch… hay vấn đề gì.
Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng loại mắc cài phù hợp nhất cũng như giá thành tương ứng với từng hình thức điều trị, để bệnh nhân có thể tìm ra giải pháp phù hợp với bản thân.
Bước 2. Lên phác đồ điều trị tổng quát
Trước khi bắt đầu niềng răng, khách hàng phải phải có một tình trạng răng miệng đảm bảo. Bác sĩ sẽ điều trị triệt để một số loại bệnh lý (nếu có) như: Sâu răng, viêm tủy, viêm nướu hay viêm nha chu. Để đảm bảo cho quá trình niềng răng được trở nên dễ dàng và mượt mà hơn, đồng thời giảm thiểu các tổn thương về răng miệng như sâu răng, vỡ răng.
Bước 3. Tiến hành gắn khí cụ niềng răng đối với từng trường hợp cụ thể
Với những bệnh nhân chọn kỹ thuật điều trị bằng mắc cài, bác sĩ sẽ lựa chọn các loại khí cụ cần đeo phù hợp tùy vào tình trạng răng. Đối với trường hợp hàm bị hẹp thì bác sĩ có thể chỉ định nong hàm hoặc đeo khí cụ nới rộng nong hàm để tạo tiền đề cho công đoạn tách kẽ, gắn khâu tiếp theo.
Bước 4. Bắt đầu gắn mắc cài
Đây là bước quan trọng đánh dấu cho việc bạn chính thức bước vào quá trình niềng răng. Mắc cài được gắn cố định trên thân răng, dây cung nằm trên rãnh mắc cài có tác dụng tạo ra lực để nắn chỉnh răng từng bước theo kế hoạch điều trị từ trước.
Bước 5. Tái khám định kỳ
Qua mỗi 1 tháng thì bệnh nhân sẽ quay lại kiểm tra với bác sĩ 1 lần. Để bác sĩ có thể điều chỉnh dây cung và mắc cài sao cho hợp lý. Ngoài ra, thời gian đeo niềng sẽ rơi vào khoảng từ 18 đến 24 tháng tùy vào từng trường hợp, do đó việc tái khám có thể diễn ra nhiều lần và sẽ mất nhiều thời gian. Do đó, bạn nên kiên nhẫn khám bệnh theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tối ưu nhất.
Bước 6. Gỡ mắc cài, duy trì kết quả
Sau khi răng trên từng hàm đã được bố trí đều và về đúng vị trí như mong muốn, đồng thời khớp cắn hai hàm đã có được sự cân đối, nếu bệnh nhân hài lòng về kết quả thì bác sĩ sẽ thực hiện tháo mắc cài, dây cung. Tuy nhiên, để duy trì kết quả sau niềng, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định đeo hàm duy trì kết quả.
Hàm duy trì sau niềng có thể là khay nhựa trong suốt hoặc hàm kim loại cố định. dựa vào từng trường hợp sức khoẻ mà bác sĩ sẽ yêu cầu thời gian đeo hàm duy trì. Thời gian trung bình khoảng 6 tháng sau khi tháo niềng. Hàm duy trì này cần phải đeo mỗi ngày và chỉ tháo rời khi vệ sinh răng miệng.

Với một số tình trạng đặc biệt, bệnh nhân có hàm răng yếu, thời gian đeo hàm duy trì cũng sẽ kéo dài hơn, thậm chí phải đeo vĩnh viễn để đảm bảo được kết quả lâu dài.
Qua thông tin dưới đây, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về quá trình niềng răng cụ thể. Bạn có thể thăm khám tại những nha khoa đáng tin cậy để tìm cho mình hình thức điều trị phù hợp với tình trạng răng miệng của mình nhé!
>> Xem thêm:
https://elitedental.com.vn/cac-giai-doan-nieng-rang-chi-tiet-ma-ban-nen-biet.html
Điểm danh 7 địa điểm niềng răng đáng tin cậy và tốt tại TPHCM